Hướng dẫn cài đặt MongoDB trên MacOS

Ở bài viết trước, tôi đã giới thiệu với các bạn cách cài đặt MongoDB cho môi trường Centos. Ở bài viết này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách cài đặt MongoDB trên môi trường MacOS nhé!

Cách cài đặt MongoDB trên máy Mac

Yêu cầu:

  • Bạn nên làm quen với ứng dụng Mac Terminal vì bạn sẽ cần sử dụng nó để cài đặt và chạy MongoDB.
  • Làm theo đúng hướng dẫn. Có hai cách chính để cài đặt MongoDB trên máy Mac và bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cài đặt theo cả hai cách. Vì vậy, bạn hãy chọn 1 trong 2 cách và thực hiện theo đúng hướng dẫn trong bài, thay vì tự ý cắt ghép các bước làm sẽ làm ảnh hướng đến việc cài đặt trên máy tính.

Hướng dẫn cài đặt MongoDB trên MacOS

Có hai cách chính để cài đặt MongoDB trên máy Mac. Cách tốt nhất để cài đặt MongoDB là với Homebrew. Cách khác để cài đặt MongoDB là tải xuống từ trang web MongoDB.

Cài đặt MongoDB với Homebrew

Homebrew là một trình quản lý gói cho Mac – nó giúp cài đặt hầu hết các phần mềm nguồn mở (như MongoDB) đơn giản như viết brew cài đặt MongoDB.

Để cài đặt và chạy MongoDB với Homebrew, bạn hãy làm theo các bước:

  • Mở ứng dụng Terminal và gõ brew update
  • Sau khi cập nhật Homebrew, nhập brew install mongodb
  • Sau khi tải xuống Mongo, hãy tạo thư mục “db“. Đây là nơi các tệp dữ liệu Mongo sẽ được lưu trữ. Bạn có thể tạo thư mục ở vị trí mặc định bằng cách chạy lệnh mkdir -p / data / db
  • Đảm bảo rằng thư mục / data / db được cấp quyền phù hợp bằng lệnh:
    > sudo chown -R `id -un` /data/db
    > # Enter your password​
  • Tiếp đó, chạy Mongo daemon. Khi đó, một trong các cửa sổ đầu cuối của bạn sẽ chạy mongod và khởi động máy chủ Mongo.
  • Chạy Mongo shell, với Mongo daemon được chạy trong cùng một Terminal, nhập mongo trong một cửa sổ terminal khác. Điều này sẽ khởi động Mongo shell, một ứng dụng để truy cập dữ liệu trong MongoDB.
  • Để thoát khỏi Mongo shell, nhập quit ()
  • Để dừng Mongo daemon, nhấn ctrl-c

Vậy là bạn đã hoàn thành cách cài đặt MongoDB trên MacOS.

Cài đặt MongoDB với bản download trên web

Bước 1: Download MongoDB từ website

bạn hãy truy cập vào địa chỉ sau để download tập tin cài đặt của MongoDB cho macOS:

https://www.mongodb.com/download-center/community

Sau khi download xong, bạn sẽ thấy tập tin cài đặt của MongoDB cho macOS sẽ có dạng là một tập tin .tgz. Hãy chuyển nó đến thư mục lưu trữ mà bạn muốn.

Lưu ý: Nếu muốn lưu Mongo vào Home folder, các lệnh cần có hình dạng giống như thế này:

> cd Downloads
> mv mongodb-osx-x86_64-3.0.7.tgz ~/

Bước 2: Cài đặt MongoDB

Sử dụng tar command để giải nén tập tin này và di chuyến nó đến thư mục lưu trữ mà bạn muốn với tên thay thế theo tương tự như: > cd ~/ > tar -zxvf mongodb-osx-x86_64-3.0.7.tgz > mv mongodb-osx-x86_64-3.0.7 mongodb. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ được kết quả như thế này:

Tệp .tgz sau khi giải nén

Trong thư mục vừa giải nén, nếu bạn kiểm tra thư mục bin trong thư mục này, các bạn sẽ thấy tất cả các tập tin thực thi của MongoDB và hai tập tin quan trọng đó chính là mongo và mongod. Mongo là tập tin giúp cho chúng ta kết nối tới database, còn mongod thì giúp chúng ta khởi tạo MongoDB server.

Bây giờ chúng ta có thể sử dụng tập tin mongod để start MongoDB server lên rồi. Tuy nhiên, khi MongoDB chạy, nó sẽ cần một thư mục để chứa dữ liệu. Trên macOS thì thư mục đó sẽ mặc định trỏ đến đường dẫn /data/db. Các bạn có thể thay đổi đường dẫn mặc định này bằng cách thêm tham số “–dbpath” trong câu lệnh start MongoDB server.

Ví dụ, thông thường tôi chạy câu lệnh sau để start MongoDB:

./mongod

Với câu lệnh trên thì MongoDB sẽ sử dụng thư mục /data/db để lưu trữ dữ liệu.

Nếu bạn muốn sử dụng thư mục khác, ví dụ như /Users/Codezi/MongoDB/data/db, thì ta sẽ khai báo như sau:

./mongod --dbpath /Users/Codezi/MongoDB/data/db

Sau khi hoàn thành, ta được kết quả:

Kết quả của việc sử dụng thư mục /Users/Codezi/MongoDB/data/db

Đến đây là ta đã cài đặt và chạy được MongoDB trên macOS rồi đó!

Bước 3: Kiểm tra cài đặt

Để kiểm tra kết nối tới MongoDB server, ta sẽ sử dụng tập tin mongo như sau:

./mongo

Máy tính sẽ cho ra kết quả:

Kiểm tra kết nói server

Vậy là giờ bạn có thể cài đặt MongoDB cho hệ điều hành MacOS bằng cả hai cách rồi đó. Chúc bạn thành công!

Related posts:

  1. Hướng dẫn sử dụng lệnh Create Database trong PostgreSQL
  2. Các cách cài đặt Yarn trên MacOs
  3. Hướng dẫn cài đặt LAMP với PHP 7 trên CentOS 7