Ubuntu Desktop 18.04 LTS có mã tên là BionicBeaver được chính thức ra mắt vào 26/04/2018, sử dụng GNOME 3.28, cập nhật LibreOffice 6.0 (một bản office tương tự của Microsoft) và đặc biệt ở phiên bản này đã không còn hỗ trợ bản cài đặt 32 bit.
Dù bạn đang dùng hệ điều hành Windows hoặc MacOs, bạn có thể cài đặt Ubuntu Desktop 18.04 LTS để sử dụng hoặc trải nghiệm. Có thể thực hiện cài đè lên hệ điều hành đang sử dụng hoặc cài song song hệ điều hành Ubuntu cùng với các hệ điều hành khác.
Download Ubuntu Desktop 18.04 LTS
- Trang chủ Ubuntu release: http://releases.ubuntu.com/18.04/
- Download bản Desktop Image file Iso 18.04.2: 64-bit PC (AMD64) desktop image
- Hoặc có thể lên trang chủ Ubuntu ở đó bạn có thể tìm thấy các phiên bản khác hoặc mới hơn
Lưu ý các vấn đề sau khi cài đặt
- Bạn cần chắc chắn rằng mình có USB để setup bộ cài Ubuntu
- Trong quá trình cài đặt, một số lựa chọn liên quan đến phân vùng ổ cứng, xóa,.. có thể làm mất toàn bộ dữ liệu trong máy tính của bạn vì thế hãy cân nhắc thật kỹ trước các lựa chọn khi cài (tránh cắm mặt vào next next ok…). Nếu bạn biết cách phân vùng ổ cứng thì nên thực hiện thủ công
Buid Usb bootable cài đặt Ubuntu
- Nếu đang sử dụng Windows: tham khảo cách build usb bootable cài Ubuntu trên windows
- Đối với hệ điều hành MacOs: Cách build Usb bootable Cài Ubuntu trên MacOs
- Đang dùng Ubuntu: Cách build Usb bootable cài Ubuntu trên Ubuntu
Chi tiết các bước cài đặt Ubuntu Desktop 18.04 LTS
Sau khi đã download file iso của Ubuntu Desktop về máy và đã burn được ra 1 bản UBS bootable thì bạn hãy tắt máy đi và cắm USB vào rồi khởi động máy tính, chọn boot từ USB để tiến hành cài đặt. (Việc boot từ USB có thể tùy máy tính có những tùy chỉnh khác nhau, việc này bạn có thể cài trong Bios setting)
Bước 1: Chọn ngôn ngữ cài đặt
Khi USB của bạn được khởi động vào Ubuntu bạn sẽ nhìn thấy 1 màn hình như dưới đây, hãy chọn ngôn ngữ bạn muốn sử dụng và click vào Continue (ở đây mình chọn English, ngôn ngữ này cũng có thể đổi lại được trong quá trình sử dụng sau này):

Chọn ngôn ngữ khi cài đặt hệ điều hành Ubuntu
Bước 2: Chọn bố cục bàn phím (Choose your Keyboard Layout)
Việc chọn bàn phím nhằm đảm bảo phù hợp với ngôn ngữ mà chúng ta dùng hàng ngày vì có thể liên quan bộ gõ, bố cục các phím chức năng phân bố trên bàn phím. Việt nam mình thì chơi luôn English (UK) cho nhanh.
Các phiên bản về sau của bộ cài đặt Ubuntu cũng hỗ trợ tính năng nhận diện bàn phím, do đó việc chọn lựa đã được dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều.

Chọn bố cục bàn phím (keyboard layout) khi cài đặt Ubuntu
Bước 3: Các tùy chọn cài đặt và Download các thư viện
Ngày xửa ngày xưa có thể do miễn phí và phải phát hành qua CD, (CD thì lưu được khoảng 600MB – 700MB thôi), nên có thể đó là lý do mà các bác ấy không thể gói hết các component và thư viện liên quan và vì thế khi cài đặt (tuy nhiên vẫn đủ để chạy hệ điều hành bình thường)
Chúng tôi khuyên bạn nên tick chọn full các option ở bước này trong trường hợp có internet:
- Tick chọn download uplodate while installing ubuntu
- Tick chọn download ứng dụng bên thứ 3 (cái này có 1 số cái như ứng dụng nghe nhạc, xử lý hình ảnh cơ bản)
- Trong trường hợp ổ cứng không đủ trống 8GB thì chọn cài bản Minimal

Chọn download update và phần mềm bên thứ 3 khi cài ubuntu
Bước 4: Chọn hình thức cài đặt
Hệ thống đưa cho bạn 2 lựa chọn, hoặc là cài tự động hoặc là chọn hình thức khác (thủ công 1 số bước trong đó có việc phân vùng ổ cứng và dữ liệu đang có). Hãy cân nhắc kỹ ở bước này.
Màn hình dưới đây của tôi có thể hơi khác so với của bạn. Lựa chọn của tôi trong hình dưới đây là do ổ cứng của tôi không có gì cả, và tôi sẵn sàng format hết mọi thứ và để tự động cài đặt.
Bạn có 2 lựa chọn:
- Xóa toàn bộ dữ liệu trong ổ cứng (Erase disk and install Ubuntu): kèm theo 2 tùy chọn (mã hóa dữ liệu và setup Logicial Volume Management: cái này là cái gì thì tôi cũng chưa rõ bạn nào biết thì chỉ giúp)
- Chọn cách khác (something else): Với lựa chọn này bạn có thể chủ động phân vùng lại ổ cứng của bạn, tránh được việc vô tình xóa mất dữ liệu, và cũng có thể cài chạy song song ubuntu với các hệ điều hành khác (windows, macos)

Tùy chọn cách cài đặt và phân vùng dữ liệu khi cài Ubuntu
Bước 5: Nhập 1 security key
Do ở bước 4 phía trên tôi có chọn mã hóa dữ liệu (Encrypt the new Ubuntu installation for security) nên ở bước này cần nhập 1 mật khẩu để sau này thực hiện mã hóa dữ liệu của tôi trên máy tính. Nếu chọn lựa chọn khác thì có thể bạn sẽ không có bước này.
Và bạn cần hiểu rằng đây không phải mật khẩu truy cập máy tính với tài khoản của bạn, mà là mật khẩu để Ubuntu và chỉ Ubuntu truy xuất dữ liệu trong máy tính của bạn (hiểu nôm na là chỉ ông này được đọc file, mở file cho bạn xem, và nếu như file bị lấy cắp thì k đọc được hoặc là mã hóa rồi thì k lấy cắp được :D)
Tôi không khuyên bạn không nên mã hóa thư mục và dữ liệu của bạn. Vì việc này thường phát sinh 1 số phức tạp ngoài ý muốn trong một số trường hợp sau này. Tuy nhiên ở hướng dẫn này tôi vẫn thực hiện mã hóa dữ liệu.

Nhập mã bảo mật để mã hóa dữ liệu khi dùng Ubuntu
Bước 6: Xác nhận lại những lựa chọn cài đặt trước đó của bạn
Sau các bước ở trên, khi bạn Click vào Install Now hệ thống sẽ hỏi lại bạn 1 lần nữa để bạn chắc chắn những lựa chọn của bạn. Bạn hãy chắc chắn rằng những lựa chọn của mình là phù hợp (tránh vô tình gây mất mát dữ liệu rồi lại khóc)

Xác nhận 1 lần nữa trước khi bắt đầu cài đặt hệ điều hành Ubuntu, Click continue để tiếp tục
Bước 7: Lựa chọn Location
Ở bước này hệ thống sẽ hiển thị màn hình với bản đồ thế giới, Hãy lựa chọn địa điểm của bạn trên bản đồ bằng cách tick vào vị trí của quốc gia hoặc vùng của bạn trên bản đồ này. Việc lựa chọn địa điểm đúng sẽ cho bạn các thông tin đúng về ngày/giờ hệ thống trên máy tính của bạn.

Chọn location và Timezone khi cài hệ điều hành Ubuntu
Bước 8: Tạo tài khoản và mật khẩu để đăng nhập
Đến bước này là gần xong phần setup rồi. Bạn cần nhập tài khoản và mật khẩu để truy cập vào máy tính sau này. Mật khẩu này khác với mật khẩu bạn nhập ở bước mã hóa dữ liệu bên trên.

Cài đặt mật khẩu và tài khoản khi cài đặt Ubuntu
Khi nhập đúng và đẩy đủ các thông tin trong màn hình trên, nút Continue sẽ được Enabled và bạn có thể click tiếp tục để hệ thống hoàn tất quá trình cài đặt sang bước tiếp theo.
Bước 9: Đợi hoàn tất cài đặt hệ điều hành Ubuntu Desktop
Đây là bước cuối của quá trình cài đặt, gần như bạn không cần làm gì cả và mọi thứ diễn ra tự động hết, bao gồm cài đặt các component và download các thư viện online và phần mềm bên thứ 3.

Cài đặt hệ điều hành Ubuntu
Kết thúc bước này là bạn có thể sử dụng hệ điều hành Ubuntu Desktop 18.04 Bionic Beaver LTS. Ubuntu cũng khá thân thiện và dễ sử dụng, do đó sẽ không quá khó khăn để bạn tiếp cận trong quá trình sử dụng.