Các tính năng mới của Ubuntu 18.04 LTS

Ubuntu 18.04 là một phiên bản của hệ điều hành Ubuntu hỗ trợ dài hạn lên đến 5 năm (LTS: Long Term Support) cho cả 2 phiên bản Ubuntu Desktop và Ubuntu Server. Có code name là “Bionic Beaver“, họ giải thích rằng “hải ly” là 1 loại sinh vật tuyệt vời, đại diện cho sự cần cù và đồng thời cũng là 1 kỹ sư xây dựng tuyệt vời.

Ubuntu 18.04 LTS có gì mới

Ubuntu 18.04 LTS có gì mới

Lộ trình phát triển của Ubuntu 18.04 LTS

Ubuntu 18.04 LTS được chính thức phát hành vào tháng 4 năm 2018, theo đúng mã của nó (cứ mỗi 1 năm Ubuntu phát hành 2 phiên bản định kỳ vào tháng 4 và tháng 10 trong năm (tức là cứ 6 tháng sẽ lại có 1 bản Ubuntu mới) tuy nhiên đây không phải bản LTS.

Và phiên bản LTS thì cứ mỗi 2 năm 1 lần lại release 1 bản mới, và thời gian support là 3 năm đối với máy tính bàn (Ubuntu Desktop) và 5 năm với Ubuntu Server. Riêng đối với mã “Bionic Beaver” thời gian hỗ trợ là 5 năm đối với cả 2 phiên bản.

Lộ trình phát triển của Ubuntu 18.04 LTS

  • Ngày 30/11/2018 định nghĩa các tính năng sẽ có trên Ubuntu 18.04 LTS
  • Ngày 04/01/2018, phát hành phiên bản Alpha version 1
  • Ngày 01/02/2018, phát hành phiên bản Alpha version 2
  • Ngày 0/03/2018, xác nhận và cố định các tính năng có trên Ubuntu 18.04 LTS, điều này có nghĩa là sẽ không có bất kỳ tính năng phát sinh nào và nhóm deverloper sẽ chỉ tập trung vào fix bug các tính năng đã xác định trước đó để đảm bảo chúng được ổn định
  • Ngày 08/03/2018, phát hành bản Beta đầu tiên (first Beta), nếu bạn chọn tham gia cập nhật dùng thử các bản beta của Ubuntu thì bạn sẽ nhận được thông báo cập nhật trong thời gian này
  • Ngày 22/03/2018, cố định toàn bộ các giao diện của người dùng, đồng nghĩa với việc sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào nữa đối với giao diện người dùng đầu cuối khi release. Vì thế người viết hướng dẫn sử dụng hoặc review có thể chụp màn hình để làm hướng dẫn hoặc review
  • Ngày 29/03/2018, cố định toàn bộ các tài liệu văn bản hướng dẫn sử dụng, cũng đồng nghĩa không có sự thay đổi chỉnh sửa nào khác về nội dung tài liệu, do đó người viết hướng dẫn có thể sử dụng để dịch thuật sang các ngôn ngữ khác
  • Ngày 05/04/2018 phát hành bản Beta thứ 2 và cũng là bản beta cuối cùng (final Beta)
  • Ngày 19/04/2018, kết thúc giai đoạn Beta
  • Ngày 26/04/2018, Chính thức phát hành bản Finnal của Ubuntu 18.04 LTS

Để biết cách cài đặt bản Ubuntu 18.04 LTS bạn xem tại đây

Các tính năng mới trong Ubuntu 18.04 LTS

Có khá nhiều cập nhật mới từ các gói phần mềm trong Ubutu 18.04 LTS, cùng với những tính năng mới và giao diện người dùng có sự cải tiến rõ rệt trên phiên bản hệ điều hành này.

Linux kernel 4.15

Ubuntu 18.04 LTS được xuất bản với nhân Linux phiên bản 4.15 (Linux kernel 4.15) cho phép các phần cứng và thiết bị ngoại vi mới nhất của các hãng công nghệ lớn như IBM, Intel và các dòng thiết bị khác hoạt động trơn chu. Cùng với đó là cải thiện nhiều liên quan đến bảo mật, và quản lý nguồn, đỡ tốn pin và điện năng hơn

Bổ sung thêm tùy chọn Minimal installation

Phần tùy chọn cài bản rút gọn trong quá trình cài đặt hệ điều hành đã được bổ sung thêm. Người dùng hoàn toàn có thể chủ động chọn lựa hình thức cài đặt này. Điều này giúp bạn cài đặt Ubuntu nhanh hơn mà do không cần cài đặt các phần mềm bổ sung

Ubuntu 18.04 bổ sung thêm tùy chọn cài đặt Minimal Installation

Ubuntu 18.04 bổ sung thêm tùy chọn cài đặt Minimal Installation

Giao diện với bố cục mới (New Desktop Layout)

Ubuntu 18.04 sử dụng Gnome 3.0 cho giao diện bản Desktop, với bố cục khá mới mẻ và nhiều cải tiến rõ rệt. Có thể thấy ở các điểm nhấn dưới đây:

  • Activities: hiển thị các ứng dụng đang hoạt động và qua đó có thể di chuyển qua lại giữa các ứng dụng.
  • Application menu: Menu của ứng dụng hiện tại bạn đang làm việc.
  • Clock and calendar: Hiển thị thời gian hiện tại của máy tính trong múi giờ của bạn, kèm theo lịch.
  • System menu: Ở đây bạn sẽ tìm thấy các icon hệ thống như loa, wifi, tài khoản…. và trạng thái của các ứng dụng này.
  • Launcher: Danh sách các ựng dụng trên thanh này có thể chủ động được người dùng pin vào. Mặc định thanh launcher sẽ nằm bên góc trái màn hình và người dùng cũng có thể chủ động thay đổi vị trí của chúng (sang phải, dưới, trên)
  • Apps button: Click vào sẽ nhìn thấy các ứng dụng đã cài đặt trên hệ thống
Những điểm mới trên bố cục giao diện của Ubuntu 18.04

Những điểm mới trên bố cục giao diện của Ubuntu 18.04

Hỗ trợ Click chuột giữa (Support Middle Click Your Mouse)

Trên con chuột cầm tay bạn sử dụng, có 1 phần bánh lăn ở giữa, nó giúp bạn cuộn trang trong màn hình (cuộn lên hoặc cuộn xuống), tuy nhiên nó còn 1 tính năng nữa là Click, trên Windows hoặc MacOsx chúng ta sử dụng khá nhiều tính năng này. Ở phiên bản này Ubuntu 18.04 hỗ trợ việc click chuột giữa với những chức năng điển hình như sau

  • Mở 1 màn hình ứng dụng mới khi click chuột giữa vào icon của ứng dụng
  • Mở 1 tab mới trong trình duyệt khi click vào link trong nội dung website
  • Xem nội dung của Folder trong tab mới khi duyệt file trong hệ điều hành
  • Ở các ứng dụng riêng lẻ thì mỗi ứng dụng sẽ có thể có tính năng riêng đối với việc click vào chuột giữa

Cài đặt ứng dụng dễ dàng hơn với PPA

Ở ubuntu cài đặt phần mềm với PPA luôn luôn yêu cầu chạy 3 lệnh

sudo apt-get-repository ppa:[ppa url]
sudo apt update
sudo apt install [app]

Lệnh thứ nhất để thêm kho ứng dụng mới, Lệnh thứ 5 update các kho ứng dụng đang có, lệnh thứ 3 mới thực sự cài phần mềm từ kho ứng dụng trên. Với Ubuntu 18.04 bạn chỉ cần thực hiện 2 lệnh là lệnh số 1 và lệnh số 3

sudo apt-get-repository ppa:[ppa url]
sudo apt install [app]

Việc này giúp bạn tiết kiệm được chút ít thời gian, và đôi lúc tiết kiệm cũng được kha khá thời gian

Dễ dàng chụp ảnh màn hình và quay phim màn hình (Screenshots and Screen Recordings)

GNOME screenshots đã được nâng cấp, điều này có nghĩa là bạn dễ dàng thực hiện ghi lại màn hình và chụp ảnh màn hình với thao tác đơn giản.
Để chụp ảnh màn hình, chỉ cần nhấn nút Print Screen để chụp hoàn toàn màn hình đang nhìn thấy. Tuy nhiên, để lấy cửa sổ ứng dụng đang hoạt động, hãy giữ Alt + Print Screen. Bạn cũng có thể chụp màn hình một khu vực được chọn bằng Shift + Print Screen.

Ngoài ra, nó còn dễ dàng hơn nhiều để ghi lại máy tính để bàn của bạn. Tất cả những gì bạn cần làm là giữ Ctrl + Alt + Shift + Print Screen để bắt đầu quay phim màn hình mà không cần dùng phần mềm bên thứ 3 nào khác

Ngoài các tính năng trên còn rất nhiều cập nhật mới nữa từ Ubuntu 18.04 giúp bạn nâng cao hiệu xuất làm việc và thoải mái hơn khi sử dụng. Bạn có thể tham khảo thêm chi tiết hơn về các bug trên ubuntu đã fix ở bản này cũng như các cập nhật phần mềm mới tại đây: https://wiki.ubuntu.com/BionicBeaver/ReleaseNotes, Hoặc tham khảo Các bước cài đặt hệ điều hành Ubuntu Desktop 18.04 LTS

Related posts:

  1. Các bước cài đặt hệ điều hành Ubuntu Desktop 18.04 LTS
  2. Cài đặt Ssl Let’s Encrypt miễn phí cho website https trên Centos
  3. Ubuntu 19.10 đã sẵn sàng có các bản Daily Builds (bản cập nhật hàng ngày)